Thứ Ba, 27 tháng 5, 2014

Lễ tổng kết năm học 2013 - 2014.

Thân mời các bạn sinh viên XHHK16 tới Lễ tổng kết năm học 2013 - 2014 :
_Chương trình gặp gỡ lãnh đạo khoa "Đối thoại cùng phát triển" (sinh viên năm 4 - các bạn có cần sự hỗ trợ gì về việc làm, có thể trao đổi trực tiếp với ban chủ nhiệm khoa ở chương trình này nè)
_Tuyên dương sinh viên tiêu biểu "Ngàn hoa dâng Bác"
_Chia tay sinh viên K16 : chương trình này đặc biệt quan trọng và có ý nghĩa với K16 chúng ta nè, vì đây là dịp cả BCN khoa cùng sv các chính quy khóa đang học tập sẽ có 1 phần lễ cho chia tay K16 đó
Chúng ta sắp chính thức mỗi người một phương rồi, nên bạn nào còn có điều kiện để về, tụ hội cùng nhau, tụ hội cùng khoa, cùng thầy cô và các em thì cố gắng nha; và đây cũng là cơ hội để tất cả chúng ta - lâu lắm rồi - để nhìn lại xem ai xấu đi ai xinh ra, ai gầy đi ai béo thêm, để tám chuyện ai chồng con yêu đương thế nào, thì đây chính là cơ hội đấy. Bật mí luôn, chương trình này cũng là lời cảm ơn của những người ở lại, dành cho thế hệ sinh viên sắp ra trường, dành cho những cố gắng và nỗ lực to lớn của K16 chúng ta trong 4 năm qua.
Vậy nên, chúng ta cố gắng về ngồi lại cùng nhau nha các bạ.
Thời gian : 13g30 ngày 31/5/2014.
Địa điểm : Hội trường C - Thủ Đức
Trang phục : áo lớp/ sơ mi trắng.
Các bạn ai đi đc, có khả năng cao là đi đc thì đăng kí với Diệu Hiền (Bí thư XHH10A - 01667385679) bên dưới giúp mình, để mình báo số lượng lại cho BTC chuẩn bị quà chia tay cho K16 ha.

Thứ Tư, 15 tháng 6, 2011

MỘT SỐ TƯ LIỆU LỊCH SỬ, PHÁP LÝ VỀ CHỦ QUYỀN CỦA VIỆT NAM ĐỐI VỚI HAI QUẦN ĐẢO HOÀNG SA VÀ TRƯỜNG SA

MỘT SỐ TƯ LIỆU LỊCH SỬ, PHÁP LÍ VỀ CHỦ QUYỀN CỦA VIỆT NAM ĐỐI VỚI HAI QUẦN ĐẢO HOÀNG SA VÀ TRƯỜNG SA.

Tài liệu do Ủy ban biên giới quốc gia thuộc Bộ ngoại giao nước CHXH CN Việt Nam soạn thảo và ban hành.








MỤC LỤC

----
Lời nói đầu
1. Chủ quyền lịch sử của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
2. Việc nước Pháp nhân danh Nhà nước Việt Nam tiếp tục thực hiện chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa.
3. Việc bảo vệ và thực hiện chủ quyền của Việt Nam đối với các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa từ sau chiến tranh thế giới thứ hai đến nay.
Kết luận
Phụ lục


Lời nói đầu
Hoàng Sa và Trường Sa là hai quần đảo ở ngoài khơi Việt Nam: quần đảo Hoàng Sa chỗ gần nhất cách đảo Ré, một đảo ven bờ của Việt Nam, khoảng 120 hải lý; cách Đà Nẵng khoảng 120 hải lý về phía Đông; quần đảo Trường Sa chỗ gần nhất cách Vịnh Cam Ranh khoảng 250 hải lý về phía Đông.

Nhận thức của các nhà hàng hải thời xưa về Hoàng Sa và Trường Sa lúc đầu mơ hồ; họ chỉ biết có một khu vực rộng lớn rất nguy hiểm cho tàu thuyền vì có những bãi đá ngầm. Ngày xưa người Việt Nam gọi là Bãi Cát Vàng, Hoàng Sa, Vạn lý Hoàng Sa, Đại Trường Sa hoặc Vạn lý Trường Sa như các sách và bản đồ cổ của Việt Nam đã chứng tỏ. Hầu như tất cả các bản đồ của các nhà hàng hải phương Tây từ thế kỷ XVI đến thế kỷ XVIII đều vẽ chung quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa làm một dưới cái tên Pracel, Parcel hay Paracels.1

Về sau, với những tiến bộ của khoa học và hàng hải, người ta đã phân biệt có hai quần đảo: quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa. Mãi cho đến năm 1787 - 1788, cách đây hai trăm năm, đoàn khảo sát Kergariou-Locmaria mới xác định được rõ ràng và chính xác vị trí của quần đảo Hoàng Sa (Paracel) như hiện nay, từ đó phân biệt quần đảo này với quần đảo Trường Sa ở phía Nam.

Các bản đồ trên nói chung đều xác định vị trí khu vực Pracel (tức là cả Hoàng Sa và Trường Sa) là ở giữa Biển Đông, phía đông Việt Nam, bên ngoài những đảo ven bờ của Việt Nam.
Hai quần đảo mà các bản đồ hàng hải quốc tế ngày nay ghi là Paracels và Spratley hoặc Spratly chính là quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa của Việt Nam.

1 Bản đồ của nhà hàng hải Bồ Đào Nha, Hà Lan, Pháp như Lazaro Luis, Fer danão Vaz Dourdo, João Teixeira, Janssonius, Willem Jansz Blaeu, Jacob Aertsz Colom, Theunis Jacobsz, Hendrick Doncker, Frederich De Wit Pietre du Val, Henricus E. Van Langren, v.v...